Phần lớn các loại tiền điện tử được tạo ra hiện nay đều nhằm để khắc phục một vấn đề nào đó trong thế giới thực bằng công nghệ blockchain. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Glitter Finance lại là một ngoại lệ với mục đích giải quyết vấn đề của chính blockchain – sự kém linh hoạt trong thanh toán đa nền tảng.
Glitter Finance – một giải pháp mang tính cách mạng
- Glitter Finance là một ứng dụng nền tảng (blockchain platform) tạo ra một cầu nối với các chức năng tiên tiến vượt trội. Glitter Finance cho phép người dùng có thể chuyển một phần token bị khóa (để nhận lợi nhuận) từ một nền tảng blockchain này sang một nền tảng blockchain khác (được tích hợp trong Glitter Finance) để có lợi nhuận cao hơn.
- Nói một cách đơn giản Glitter Finance là một “trạm trung chuyển” của các token, nơi người dùng có thể hoán đổi một token này sang một token khác để tạo ra hiệu quả sinh lời tốt hơn, cho vay hoặc cho mượn token (sẽ được cập nhật trong tương lai). Tất cả những điều này thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn và tăng tính thanh khoản của tất cả các nền tảng được tích hợp trong Glitter Finance.
- Bằng cách sử dụng các thuật toán, trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine Learning – Deep Learning Neural Networks), phiên bản đầu tiên của Glitter Finance sẽ tập trung vào việc tích hợp hệ hai sinh thái Algorand và Solana, tiếp theo là Algorand với Terra, sau đó sẽ bổ sung Algorand và Polygon vào danh sách các nền tảng có thể giao dịch qua lại (hai chiều) với nhau.
Glitter Finance được sinh ra để giải quyết những thách thức của nền tài chính mở phi tập trung DeFi (Decentralized Finance)
- Tài chính phi tập trung (DeFi) hay là nền tài chính mở đại diện cho một cuộc cách mạng khi chuyển từ nền tài chính tập trung được quản lý bởi chính phủ và các tổ chức sang một hệ sinh thái tài chính do cộng đồng lãnh đạo. Theo đó, những người tham gia xác định các quy tắc, tham gia vào việc duy trì và bảo mật toàn bộ hệ sinh thái.
- DeFi là nền tài chính do cộng đồng lãnh đạo nhưng điều đó không phủ nhận tiềm năng của một số tổ chức lớn trong lĩnh vực fintech đã thể hiện xu hướng mạnh mẽ muốn tham gia vào DeFi cũng như ngành công nghiệp tiền điện tử. Nổi bật như là PayPal, Visa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán mua hàng tiền điện tử.
- Đồng thời, thực tế đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp DeFi vẫn đang trong giai đoạn non trẻ, phải đối mặt với những thách thức về công nghệ và cơ sở hạ tầng, đó là:
- Phí mạng cao – Hiệu suất kém: hệ thống blockchain vốn chậm hơn các mạng tập trung và các ứng dụng được xây dựng trên nền tảng này cũng bị chi phối bởi điều đó. Thêm vào đó, phí gas cao hạn chế việc sử dụng bất kì nền tảng DeFi nào cho các giao dịch lớn.
- Hệ sinh thái phân mảnh – Thiếu tính thanh khoản: việc tìm được ứng dụng phù hợp nhất cho từng trường hợp sử dụng nhất định có thể khó khăn và đòi hỏi người dùng phải có khả năng tìm được ứng dụng phù hợp nhất.
- Quản lý tài sản đa nền tảng tốn thời gian và nhiều rủi ro: Các ứng dụng DeFi chuyển trách nhiệm từ các trung gian sang người dùng gây ra nhiều rủi ro. Một mối quan tâm lớn khác là các mối đe dọa bảo mật và các cuộc tấn công mạng bằng cách khai thác các lỗ hổng trong các giao thức khác nhau.
- Hiện tại, các ứng dụng trên nền tảng DeFi đều đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm nhất định. Điều này vô hình chung ngăn cản DeFi trở thành một yếu tố cốt lõi của hệ thống tài chính toàn cầu – nơi sự tiện lợi, đơn giản, an toàn được đặt lên hàng đầu. Cần một “cú hích” mạnh mẽ để khuyến khích người dùng chuyển đổi từ hệ thống truyền thống sang DeFi.
- Việc giới thiệu một cầu nối đa chuỗi mang lại cơ hội khai thác sức mạnh của nhiều nền tảng blockchain khác nhau.Glitter Finance chính là một giải pháp tích hợp giúp người dùng tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả, đơn giản trong một hệ sinh thái giao dịch blockchain đa chuỗi.
- Với các thuật toán ứng dụng DNN (Deep neural Network) kết hợp cả trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (machine learning). Glitter tự tính toán, tối ưu hóa các hoạt động để mang lại lợi nhuận tốt nhất cho người dùng, trên các nền tảng blockchain khác nhau.
- Ở một khía cạnh khác, ngay cả với một nền tảng mở như DeFi thì ngưỡng đầu tư ban đầu vẫn còn cao đối với nhiều người trên thế giới. Để tăng khả năng tiếp cận của DeFi, Glitter Finance giới thiệu ngưỡng đầu tư thấp – mở ra cánh cửa cho các nhà đầu tư nhỏ trên khắp thế giới. Tất cả những gì người dùng cần là kết nối internet và một số kiến thức cơ bản về cách thức hoạt động của nền tảng DeFi kết hợp với công nghệ của Glitter Finance Vault Pool sẽ cho phép các nhà đầu tư nhỏ tận dụng các khoản tiền nhỏ của mình để mang lại lợi nhuận.
Mô tả kiến trúc kỹ thuật kết nối chuỗi chéo (Cross-Chain Bridge) sử dụng trong Glitter Finance
Trong khi Yield Farming (khai thác thanh khoản) bằng việc ký gửi tiền điện tử vào Liquid pool (bể thanh khoản) của một nền tảng blockchain để tạo ra lợi nhuận, thì khi sử dụng Glitter, các nhà giao dịch sẽ ký gửi (khóa) các token của họ trong một kho tiền (Vault Pool) để có tài sản tổng hợp (Synthetic Asset) của các token này được đúc trên một blockchain mới (wrapped tokens).
Wrapped token là gì?
Các blockchains khác nhau cung cấp các chức năng khác nhau. Và blockchain thì không thể nói chuyện với nhau giống như không thể sử dụng BTC trên Ethereum? Hay ETH trên Binance Smart Chain? Tuy nhiên, wrapped token có thể giúp tạo nên cầu nối giữa các blockchain khác nhau.
- Wrapped token là phiên bản token hóa của một đồng tiền mã hoá khác. Wrapped token được neo vào giá trị của tài sản mà nó đại diện và thường có thể đổi lấy tài sản (gốc) vào bất kỳ thời điểm nào. Wrapped token thường đại diện cho một tài sản vốn không tồn tại trên blockchain mà nó được phát hành trên đó.
- Có thể hiểu wrapped token giống như một stablecoin do nó lấy giá trị từ một tài sản khác. Trong trường hợp của stablecoin, đó thường là tiền pháp định. Trong trường hợp của wrapped token, đó thường là tài sản vốn tồn tại trên một blockchain khác.
Lợi ích của Wrapped token
- Wrapped token làm tăng khả năng tương tác giữa các blockchain khác nhau – về bản chất, token cơ sở có thể di chuyển chéo chuỗi.
- Người dùng thông thường không phải lo lắng về quá trình wrap (bọc) và unwrap (mở). Họ chỉ việc giao dịch các wrapped token này giống như bất kỳ loại tiền mã hóa nào khác. Ví dụ: đây là thị trường WBTC/BTC trên Binance.
Synthetic Asset là gì?
- Synthetic asset (tài sản tổng hợp) là các token đại diện kỹ thuật số của các phái sinh. Phái sinh (Derivative) là những tài sản có giá trị được lấy từ một tài sản hoặc điểm chuẩn khác.
- Các synthetic asset có thể token hoá bất kì tài sản nào từ các tài sản vật chất, cũng như các tài sản NFT một phiên bản tổng hợp rồi đưa chúng vào một blockchain.
Lợi thế của Synthetic Asset
Là những đại diện được token hoá của các công cụ phái sinh, Synthetic Asset có những lợi thế độc đáo đến từ việc được xây dựng trên blockchain:
- Khởi tạo không cần cấp quyền: Các blockchain công khai đem đến cho bất kỳ ai trên thế giới, khả năng xây dựng hệ thống synthetic asset của riêng họ.
- Dễ dàng truy cập và chuyển nhượng: Synthetic Asset có thể tự do chuyển nhượng và giao dịch.
- Pool thanh khoản toàn cầu: bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia.
- Không có rủi ro bên thứ 3: Không có một bên thứ 3 làm trung tâm nào nào có đặc quyền kiểm soát blockchain cũng như các synthetic asset.
Những lợi ích khi sử dụng nền tảng Glitter Finance
- Glitter Finance phân phối các wrapped tokens vào các blockchain được tích hợp trong Glitter bridge để có thể thu lợi từ hoạt động yield farming một cách cao nhất.
- Glitter Finance tăng hiệu quả tính thanh khoản trong kết nối chuỗi chéo bằng hoạt động Asset Redeployment (sự di chuyển chiến lược tài sản từ chỗ có ít giá trị sử dụng hơn hoặc có lợi nhuận thấp hơn sang nơi có giá trị sử dụng cao hơn hoặc có lợi hơn để tăng lợi tức đầu tư (ROI) hoặc lợi nhuận).
- Nền tảng Glitter cũng sẽ làm cho quá trình này diễn ra hai chiều. Khi nhà đầu tư muốn lấy lại tài sản thế chấp ban đầu của họ, họ sẽ sử dụng cầu nối theo chiều ngược lại.
Tokenomics
Người dùng của hệ sinh thái Glitter Finance sẽ sử dụng Glitter Token ($XGLI) với những lợi ích sau:
- Tạo ra yield farming mới và thu nhập lợi tức từ nó.
- Theo lợi tức thu được từ việc Asset Redeployment của người dùng.
- Cập nhật các phí giao dịch chuỗi chéo
- Bầu chọn quản trị viên mới, chẳng hạn như DAO do cộng đồng kiểm soát vì DAO này có thể tự chọn quản trị viên mới, dựa trên quyết định của các stakeholders.
- Chi tiêu tài sản từ Glitter Treasury.
- Người dùng chỉ cần quản lý lợi nhuận chứ không phải quản lý các token.
Tỉ lệ phân bổ Token của dự án Glitter Finance
Lộ trình trả token và giá bán $XGLI
- Seed Round: 5% ở TGE, vesting 1 năm (giá 0.08$)
- Strategic Round: 10% ở TGE, vesting 6 tháng (giá 0.12$)
- Public Sale: không vesting (giá 0.2$)
- Team: cliff 3 tháng, vesting 2 năm
- Advisors: cliff 3 tháng, vesting 2 năm
- Liquidity & Incentives:10% ở TGE, vesting 2 năm
- Marketing:5% ở TGE, vesting 1 năm
- Treasury/Reserve: cliff 3 tháng, vesting 2 năm
Thông tin chi tiết về coin
- Tên Token: Glitter Token Ticker
- Mã Token: $XGLI
- Network: (cập nhật)
- Tổng cung: $XGLI 125.000.000
- Giá trị ban đầu (nguồn cung lưu hành): $XGLI 8.500.000
Team – Đội ngũ dự án
Roadmap – Lộ trình phát triển
Nhà đầu tư và đối tác
Hơn mười nhà đầu tư đã hợp tác với Glitter Finance nhằm tạo ra một dự án mang tính cách mạng, có thể kể đến như: Skybridge20 Ventures, Oracles Investment Group, Automatic Venture Group, DB Invest, Halvings Cap, Space Capital, Nodeseeds, Dutch Crypto Investors, CRT Capital, ZBS Capital, Kangaroo Capital, BullishBlock Capital, Thinksmartbrother Capital, CSP DAO, Black Dragon, Exnetwork Capital and Legion Ventures
Cộng đồng của Glitter Finance
- Website: https://glitter.finance/
- Telegram: https://t.me/GlitterFinance
- Twitter: https://twitter.com/GlitterFinance
- LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/glitter-finance/
- Instagram: https://www.instagram.com/glitter.finance/
- Github: https://github.com/Glitter-Finance
- YouTube: https://www.youtube.com/channel/UCWhZs21w5_9tcd3xtlL13pA
- Medium: https://medium.com/glitter-finance
- Discord: https://discord.com/invite/DsaACFvs
Lời kết
- Glitter Finance đã huy động được hơn 2,2 triệu đô-la để giúp thực hiện mục tiêu cốt lõi của mình là mở rộng khả năng tương tác trong hệ sinh thái DeFi và cho phép chủ sở hữu tiền điện tử di chuyển tài sản của họ từ blockchain này sang blockchain khác dễ dàng hơn. Việc tích hợp kết nối chuỗi chéo (Cross-Chain Bridge) sẽ đảm bảo rằng người dùng sử dụng Glitter Finance có thể chuyển tiền tệ kỹ thuật số của họ từ Algorand sang Solana, sau đó là Terra và Polygon.
- Trên đây là toàn bộ thông tin mà Team Rearch đã nghiên cứu về dự án Glitter Finance và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án.