Vertex Protocol (VRTX) là gì? Giao thức DeFi toàn diện trên Arbitrum

Vertex Protocol (VRTX) là một trong những dự án DeFi nổi bật nhất trong thời gian gần đây. Dù mới ra mắt cách đây chưa lâu nhưng dự án đã đạt được những cột mốc ấn tượng khi luôn nằm trong top TVL và Volume giao dịch mảng phái sinh (Derivatives) trong crypto market. 

Vậy Vertex Protocol có gì đặc biệt mà thu hút sự chú ý của người dùng nhiều đến vậy? Hãy cùng MG Trading tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vertex Protocol (VRTX) là gì?

Vertex Protocol (VRTX) định hình mình là một Hybrid Orderbook-AMM DEX trên hệ sinh thái Arbitrum với mục tiêu mang đến cho người dùng đa dạng dịch vụ như giao dịch Spot, Cross-Margin, Perpetual (phái sinh) và Lending, chỉ trong cùng một ứng dụng duy nhất.

Những sản phẩm hiện tại của Vertex Protocol

Ba sản phẩm cốt lõi của Vertex Protocol đó là: Spot Market, Perpetual Market và Money Market. Việc tích hợp cả ba sản phẩm quan trọng của DeFi này trên cùng một dApp mang đến cho người dùng một trải nghiệm dễ dàng trong việc giao dịch, vay và cho vay tài sản, dự đoán giá tài sản,… mà không cần chuyển qua lại giữa các dApps khác nhau.

Spot Market

Đây là nơi mua bán, trao đổi các tài sản với nhau. Cơ chế Orderbook mang đến cho người dùng trải nghiệm giao dịch và mua bán dễ dàng quen thuộc như trên các sàn CEX, nhưng với Vertex, tài sản của bạn sẽ được lưu kí hoàn toàn on-chain trên ví cá nhân.

Perpetual Market

Đây là thị trường phái sinh cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy lên tới 10 lần để giao dịch nhiều loại tài sản đa dạng như BTCETH, ARB Đây là sản phẩm chính của Vertex Protocol khi 90% khối lượng giao dịch của dự án nằm ở sản phẩm này. Nó cũng giúp Vertex trở thành sàn giao dịch phái sinh có khối lượng giao dịch tích lũy lớn thứ 3 trên thị trường hiện tại chỉ sau dYdX và GMX.

Money Market

Đây là nơi người dùng có thể gửi tiền để nhận lãi suất hoặc vay các tài sản crypto khác dựa trên giá trị thế chấp. Việc tích hợp Lending/Borrowing vào trong cùng ứng dụng với thị trường phái sinh giúp người dùng có thể thực hiện và kiểm soát việc vay và nâng đòn bẩy giao dịch thuận tiện hơn.

Điểm nổi bật của Vertex Protocol

Tích hợp ba sản phẩm DeFi vào trong một ứng dụng

Như đã đề cập ở trên, việc tích hợp cả ba sản phẩm cốt lõi của DeFi là Spot, Perpetual và Lending vào trong cùng một ứng dụng giúp người dùng không cần phải chuyển đổi qua lại giữa các nền tảng khác nhau, đồng thời giúp cho việc kiểm soát giao dịch hay các khoản vay trở nên dễ dàng.

Hybrid AMM/CLOB

Vertex Protocol kết hợp những gì tốt nhất của cả CEX và DEX thông qua việc sử dụng cả hai mô hình AMM (Automated Market Maker) và CLOB (Central Limit Order Book).

Người dùng sẽ có được trải nghiệm giao dịch quen thuộc như trên Binance, OKX… với hiệu xuất khớp lệnh cực cao với Order Book của Vertex Protocol. Trong khi đó, AMM sẽ hỗ trợ thanh khoản cho Order Book, đồng thời trong trường hợp Order Book gặp sự cố hoặc thiếu thanh khoản, người dùng có thể tiếp tục giao dịch với AMM như các DEX thông thường như Uniswap, PancakeSwap,…

Universal Cross-Margin

Giao dịch trên Vertex sẽ mặc định sử dụng cross-margin (ký quỹ chéo). Điều này có nghĩa là tất cả tài sản trong tài khoản Vertex sẽ đều được sử dụng để ký quỹ cho những vị thế giao dịch của người dùng.

Phí giao dịch cực rẻ

Vertex Protocol hoàn toàn miễn phí giao dịch cho các makers, trong khi đó phí giao dịch của takers cũng chỉ từ 0.02-0.04%, áp dụng cho cả Spot và Perpetual. Mức phí này của Vertex là rẻ gấp 10 lần so với mức phí trên các sàn CEX hiện tại.

Cơ chế phần thưởng

Chương trình phần thưởng của Vertex khuyến khích người dùng tương tác và giao dịch trên ứng dụng thông qua token VRTX. Trong đó, mỗi lần người dùng giao dịch, hệ thống sẽ tự động tính điểm, và số điểm này có thể được quy đổi thành token VRTX và claim sau mỗi epoch.

Tổng quan về VRTX token – Vertex Token Tokenomics

Token Key Metrics

  • Token Name: Vertex Token
  • Ticker: VRTX
  • Blockchain: Arbitrum
  • Token Contract: 0x95146881b86b3ee99e63705ec87afe29fcc044d9
  • Token Type: Governance
  • Total Supply: 1,000,000,000
  • Circulating Supply: 158,912,059
  • Giá token (ở thời điểm viết bài): 0.32$
  • Market Cap: 51 triệu USD

Token Allocation

  • Ongoing Incentives: 34%
  • Team: 20%
  • Initial Token Phase: 10%
  • Early Investors: 8.8%
  • Treasury: 11.7%
  • Ecosystem: 9%
  • Future Contributors: 5%
  • LBA: 1%
  • Advisory : 0.5%

Nhìn chung, token VRTX được phân bổ phần lớn dành cho cộng đồng cũng như phát triển dự án. Tuy nhiên, việc đội ngũ và các nhà đầu tư của dự án nắm tới 30% tổng cung cũng là điểm cần cân nhắc.

Token Release Schedule

Lịch trình phân bổ và mở khoá token VRTX như sau:

Chỉ có 16% token được phát hành ngay lập tức. Lượng token dành cho incentives và phát triển hệ sinh thái sẽ được phân bố dàn trải cho các năm. Tuy nhiên, lượng token dành cho đội ngũ dự án và nhà đầu tư sẽ unlock một phần ngay trong năm đầu tiên, do đó người dùng cần theo dõi sát sao lịch vesting này để đưa ra những quyết định tốt nhất.

Token Use Cases

VRTX là token quản trị của Vertex Protocol. Người dùng sở hữu VRTX có thể:

  • Stake VRTX để mint ra xVRTX
  • Dùng VRTX để trả phí giao dịch để được giảm giá.
  • Quy đổi trực tiếp thành voVRTX

Ngoài ra như đề cập ở trên, VRTX còn được dùng để làm phần thưởng cho những người dùng có hoạt động giao dịch tích cực trên Vertex Protocol.

Hai token phụ đó là xVRTX và voVRTX, trong đó:

  • xVRTX: là token nhận được khi stake VRTX. Người dùng nắm giữ xVRTX có thể nhận được:
    • Một phần doanh thu của Vertex là phí giao dịch và token emission
    • Quyền voting cho những thay đổi của Vertex.
    • Lock để nhận về voVRTX.
  • voVRTX: là một non-transferable token. Mỗi người dùng sẽ có sẵn 1 lượng voVRTX và sẽ tăng lên khi tham gia sử dụng giao thức (cơ chế điểm thưởng). Ngoài ra, sở hữu càng nhiều voVRTX thì quyền lợi của người dùng nhận được càng tăng cường. Những quyền lợi bao gồm:
    • Nhận thêm thưởng BTC/ETH/USDC/xVRTX
    • Tăng các phần thưởng nhận được lên 2.5 lần
    • Tăng voting power.

Với cơ chế này, Vertex Protocol muốn khuyến khích người dùng stake/đổi token VRTX sang xVRTX và voVRTX nhiều hơn với những phần thưởng hấp dẫn, từ đó làm giảm áp lực bán và tăng lực mua cho token chính.

Đội ngũ dự án

Vertex Protocol được thành lập vào năm 2021 bởi một đội ngũ start-up đến từ Singapore với những thành viên đều có kinh nghiệm trong thị trường crypto. Các thành viên trụ cột bao gồm:

  • Alwin Peng : Co-Founder
  • Darius Tabatabai : Co-Founder
  • SJ Park : Head of Strategy
  • Jeff Blockinger : General Counsel

Nhà đầu tư và đối tác

Vertex Protocol đã gọi vốn cho vòng seed round với số tiền 8.5 triệu USD, dẫn đầu bởi Wintermute, Hack VC và Dexterity Capital. Một số nhà đầu tư nổi bật khác bao gồm: Collab+Currency, GSR, Jane Street, Houbi Ventures,…

Roadmap

Vertex Protocol được giới thiệu lần đầu vào tháng 10/2022 trên Terra, tuy nhiên sau sự cố LUNA-UST thì dự án đã chuyển sang hoạt động trên Arbitrum. Đến tháng 3/2023, Vertex Protocol chính thức đi vào mainnet.

Trong tương lai, Vertex Protocol đang xem xét và phát triển thêm những sản phẩm DeFi khác như Launchpad, Binary Options,…

Nhận định cá nhân

Dù mainnet cách đây chưa lâu nhưng Vertex Protocol đã nhanh chóng trở thành một trong những giao thức DeFi hàng đầu trên Arbitrum. Ở thời điểm hiện tại, dự án đã lọt top 10 về TVL cũng như đứng thứ 4 về volume (24h) giao dịch trong mảng phái sinh (Derivatives) toàn thị trường.

Bảng xếp hạng các dự án Derivatives trên thị trường theo TVL (nguồn: DefiLlama)

Điều này có được là nhờ định hướng tập trung tuyệt đối cho người dùng thông qua việc:

  • Tích hợp ba sản phẩm trong một ứng dụng
  • Sử dụng cơ chế Order Book giúp cho việc giao dịch trở nên quen thuộc như trên các sàn CEX,
  • Tốc độ khớp lệnh nhanh, phí giao dịch rẻ,
  • UX/UI tinh gọn, dễ dàng sử dụng
  • Chương trình phần thưởng token VRTX định kỳ cho những traders sử dụng giao thức thường xuyên.

Tuy nhiên, vốn hóa thị trường của VRTX hiện tại mới chỉ có 50 triệu USD. Với những con số đạt được như top 10 TVL, top 3 volume giao dịch và top 4 về doanh thu mảng Derivatives trên toàn thị trường, thì dự án đang được định giá khá thấp. Cộng thêm những ưu điểm kể trên, Vertex Protocol vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn hơn trong tương lai.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin và đánh giá của MG Trading về Vertex Protocol Bạn đánh giá thế nào về tiềm năng của dự án? Với sự phát triển như hiện tại, liệu Vertex Protocol có thể trở thành cái tên dẫn đầu trong mảng phái sinh và DeFi trên Arbitrum? Hãy để lại comment phía dưới cùng thảo luận nhé!

 

Lưu ý: Nội dung bên trên không phải là lời khuyên đầu tư. Mọi người chỉ nên tham khảo và tự mình đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Chúc các bạn thành công!

Mục nhập này đã được đăng trong Blog. Đánh dấu trang permalink.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *